Xuất phát từ một loại trà nhưng chúng ta có thể chế biến để tạo ra rất nhiều loại trà khác nhau. Căn cứ vào những đặc điểm và kĩ thuật chế biến, người ta hoàn toàn có thể tạo ra các loại trà với hương vị hoàn toàn khác nhau, qua bà viết này Nafotech sẽ giới thiệu khái quát cho mọi người cùng biết nhé!
1. Bạch trà
Bạch trà là loại trà thuần chất nhất. Để chế biến Bạch trà, người ta chọn sử dụng những đọt trà nhỏ và non nhất, ngay sau khi hái về chúng được hấp ngay lập tức đề chống lên men, sau đó sấy khô.
Những đọt trà non nhất và chất lượng nhất sẽ được thu hoạch vào mùa Xuân, khi chúng vẫn đang được bao bọc bởi lớp lông mịn màng màu trắng. Sở dĩ Bạch Trà có tên gọi như vậy là do khi pha trà xong, nước trà sẽ có màu trắng.
Như đã nói từ đầu, bạch trà là loại trà đơn giản thuần chất và ít đòi hỏi kĩ thuật chế biến nhất, gần như là có sao dùng vậy. Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh rằng trong bạch trà chứa đựng nhiều antioxidant chống ung thư nhiều hơn các loại trà khác.
Vì vậy có thể nói Bạch Trà có rất nhiều lợi ích và giá trị sử dụng khiến nó trở thành một trong những loại trà được ưa chuộng đắt nhất thế giới
2. Lục trà.
Trà xanh là loại trà được chế biến từ những lá trà non, sau khi thu hoạch về sẽ được hấp, đảo đều bằng tay hoặc bằng máy, sau đó sấy khô.
Tên gọi Lục trà cũng có nguồn gốc tương tự như bạch trà, là do nước trà sau khi pha có màu xanh lục nhạt. Đây hoàn toàn là màu nguyên thủy của lá trà, không hề do ủ trà hay qua chế biến.
3. Trà Ô Long
Ô-long trà: Là loại trà được chế biến từ những lá trà non, phơi nắng trên những tấm phên bằng tre, sau đấy vò nát và đựng trong các rổ tre. Sở dĩ phải vò nát lá trà là để phá hủy cấu trúc của nó, làm hỏng các mạch dẫn nhựa của lá trà tạo nên màu đỏ.
Sau đấy, lá Trà được ủ nhanh trong vài tiếng đồng hồ, và sao liền tay trên các chảo nóng trong một tuần nhang, cuối cùng là sấy khô và thu thành phẩm.
4. Hồng trà.
Hồng trà: Nó còn có tên gọi khác là Hắc trà. Loại trà này được chế biến với phương pháp tương tự lục trà, tuy nhiên có một điểm khác đó là thời gian ủ lâu hơn.
Chính việc ủ lá trà sau khi vò lâu hơn làm trà biến màu từ xanh lục thành màu đen. Sau khi sấy khô, trà được pha cùng với các loại trà khác.
Theo quan niệm của người Trung Hoa, hắc trà không được chuộng vì loại trà này được làm từ những lá tạp nham. Tuy vậy, trên thế giới lại rất ưa chuộng loại trà này trong việc ăn uống bữa điểm tâm.
Khi thưởng thức nó, người phương Tây thường pha Hắc trà chung với sữa hoặc đường, tạo nên món Hồng trà hoặc Hồng trà sữa nổi tiếng được các bạn trẻ rất ưa thích
Bình luận